Làng định hướng phát triển du lịch sinh thái trải nghiệm bền vững, hài hoà giữa con người với thiên nhiên và môi trường

Du lịch là một trong những ngành lớn nhất và đóng vai trò rất lớn góp phần phát triển kinh tế – xã hội. Trong năm 2019, Việt Nam là 1 trong 10 quốc gia có mức tăng trưởng du lịch nhanh nhất thế giới, tổng thu nhập của ngành du lịch đạt 755 nghìn tỷ đồng, chiếm gần 10% GDP. Tuy nhiên, khi du lịch phát triển đã dẫn đến nhiều mối lo ngại như: Sự đe dọa đến cảnh quan, tác động đến chất lượng nước, ảnh hưởng đến giá trị văn hoá địa phương,… Do đó, các quốc gia đang hướng đến chiến lược phát triển du lịch bền vững. Theo nghị quyết số 82/NQ-CP ngày 18/5/2023 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch, Làng vẫn luôn chú trọng đến tầm quan trọng của phát triển du lịch bền vững.
Làng chú trọng đến tầm quan trọng của phát triển du lịch bền vững
Phát triển du lịch bền vững
Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch đòi hỏi việc thiết lập cân bằng giữa các mục đích: Đảm bảo sự phát triển kinh tế – xã hội, thoả mãn nhu cầu hưởng thụ của con người, đồng thời duy trì được sự phát triển của hệ sinh thái, lưu giữ được nét văn hoá, đa dạng sinh học.
Theo định nghĩa được nêu ra trong Luật Du lịch năm 2017 có nhắc đến khái niệm: “Phát triển du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng đồng thời các yêu cầu về kinh tế – xã hội và môi trường, bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch, không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch trong tương lai”.
Phát triển du lịch bền vững tại Làng duy trì các mục đích sau:
  • Thân thiện, bảo vệ môi trường
Làng xây dựng, triển khai mô hình du lịch sinh thái với mục đích để mọi người được hoà mình vào thiên nhiên. Qua đó, người dân thêm yêu mến và nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường. Làng luôn thực hiện các chương trình tuyên truyền, giáo dục văn hoá cho khách du lịch đối với việc bảo vệ môi trường du lịch, ngăn ngừa xả rác, bảo vệ cây xanh,… trong khu du lịch. Với sự kết hợp giữa phát triển và chăm sóc, Làng trở thành điểm du lịch hấp dẫn trên địa bàn huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk.
Khu du lịch tại Làng nhận được rất nhiều sự ủng hộ của người dân địa phương nói riêng và khách du lịch nói chung
  • Làng bảo tồn và nâng cao giá trị văn hoá – xã hội
Không những là địa điểm tham quan hấp dẫn, Làng còn nâng cao giá trị văn hoá truyền thống địa phương. Khi đến Làng, bạn được tham quan, tìm hiểu và trải nghiệm các hoạt động đậm đà bản sắc dân tộc như: Làm gốm thủ công Bát Tràng, tô tượng,… Gốm Bát Tràng là một nghề thủ công đã tồn tại qua ngàn năm lịch sử. Nhằm phát huy và gìn giữ nghề truyền thống của Việt Nam, Làng đã mô phỏng làng gốm Bát Tràng theo mô hình thu nhỏ để mọi người có cơ hội tìm hiểu, trải nghiệm nghề truyền thống quý báu này.
Làng mô phỏng làng gốm Bát Tràng theo mô hình thu nhỏ để mọi người có cơ hội tìm hiểu, trải nghiệm nghề truyền thống quý báu này
Song song với việc phát triển du lịch, Làng cho trồng và phát triển các loại cây nông nghiệp như: Sầu riêng, mít, cà phê, lúa… để mọi người được tham quan. Ngoài ra, Làng còn cung cấp mô hình nuôi cá, nuôi ếch với mục đích giáo dục trẻ em gần gũi với thiên nhiên, nâng cao kỹ năng sống. Tại Làng có khu vực ẩm thực cung cấp các món ăn đặc sản miền núi. Khi du khách đến chơi sẽ được thưởng thức những món ăn mang đậm hương vị núi rừng như: Gà nướng cơm lam, gỏi cà đắng, bò nướng tảng,…
Không những vậy, Làng còn chú trọng đến phương diện giáo dục và mang đến cho bé những bài học thực tế thông qua các trải nghiệm thiên nhiên như lội mương bắt cá, gặt lúa,…
Làng cung cấp mô hình nuôi cá, nuôi ếch với mục đích giáo dục trẻ em gần gũi với thiên nhiên, nâng cao kỹ năng sống
Trải nghiệm gặt lúa giúp bổ sung kiến thức về cuộc sống, cho trẻ trải nghiệm các hoạt động để con có một tuổi thơ tràn đầy ý nghĩa
Hoạt động lội mương bắt cá tại Làng cho bé có một tuổi thơ đáng nhớ với các trải nghiệm một thời mà các bậc phụ huynh đã từng trải qua
Khu vực ẩm thực tại Làng cung cấp các món ăn đặc sản miền núi. Khi du khách đến chơi sẽ được thưởng thức những món ăn mang đậm hương vị núi rừng

Đặc biệt, Làng còn nâng cao tình giao hảo giữa các dân tộc Việt Nam với nhau khi giới thiệu nguồn gốc, lịch sử và văn hoá của dân tộc Tày đến với mọi người thông qua ngôi nhà mang đậm phong cách người Tày được chuyển trực tiếp từ vùng núi phía bắc về với Làng.
Ngôi nhà mang đậm phong cách người Tày được chuyển trực tiếp từ vùng núi phía bắc về với Làng
  • Du lịch tại Làng giúp phát triển kinh tế, tạo việc làm cho người dân
Làng hướng tới du lịch bền vững khi đóng góp về mặt kinh tế cho cộng đồng và tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương, mang lại lợi tức cho cộng đồng nói chung cũng như bản thân Làng nói riêng. Đặc biệt, du lịch tại Làng còn giúp cải thiện các dịch vụ xã hội, mang đến khu vui chơi giải trí cho tất cả mọi người, bao gồm người dân địa phương và khách du lịch từ khắp mọi nơi về Đắk Lắk.
Tóm lại, Làng phát triển chiến lược du lịch bền vững, đảm bảo hài hoà giữa bảo vệ môi trường và đem lại lợi ích về vật chất lẫn tinh thần cho mọi người dân địa phương tại xã Ea Phê, huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk.